Khi tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, bạn cần có những mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh để giúp bạn đánh giá một cách chính xác và hệ thống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 5 mô hình phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay!
1. Mô hình SWOT
Một trong những mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phổ biến và không thể không nhắc đến chính là mô hình SWOT.
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh
Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của đối thủ cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu của đối thủ.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể về đối thủ để đưa ra những đánh giá chính xác.
4 yếu tố cơ bản trong mô hình là:
- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu.
- Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.
- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.
- Thách thức là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.
Mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh SWOT được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Bạn có thể sử dụng mô hình này để phân tích chi tiết về 1 đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ngành để biết được doanh nghiệp mình đang làm tốt hơn đối thủ điều gì, đối thủ đang đe dọa doanh nghiệp ở điểm nào… .
Chi tiết: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh bằng mô hình SWOT
2. Mô hình 5 áp lượng cạnh tranh của Michael Porter
Một mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp hiệu quả không kém chính là mô hình của Michael Porter, có tên 5 áp lượng cạnh tranh.
Mô hình 5 áp lượng cạnh tranh của Michael Porter là mô hình giúp xác định, phân tích năm lực lượng cạnh tranh khác nhau, áp dụng trong mọi ngành công nghiệp.
5 áp lực cạnh tranh được liệt kê như sau:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Áp lực này chủ yếu nhằm phân tích thông tin thị trường với các nội dung như cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành, hàng rào, số lượng doanh nghiệp cùng ngành, và các sản phẩm đang cung cấp.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành. Ngành càng dễ gia nhập thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao, trong đó quan trọng là hàng rào chi phí quyết định. Do đó, để tạo vị thế trong ngành doanh nghiệp cần tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập như.
- Nhà cung cấp: Áp lực này cho thấy tầm ảnh hưởng của các nhà cung cấp tới giá bán sản phẩm, tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp có thể trở thành một áp lực khi tăng giá nhập đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
- Khách hàng: Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp. Khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp, người tiêu dùng càng có nhiều quyền lực đối với sản phẩm cũng như khả năng thay đổi lựa chọn từ thương hiệu này sang thương hiệu khác.
- Sản phẩm, dịch vụ thay thế: Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bạn không có đủ sự khác biệt sẽ dễ dàng bị thay thế trên thị trường.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh rất hữu hiệu trong phân tích cấu trúc thị trường
Bạn có thể sử dụng mô hình này để phân tích cấu trúc cạnh tranh của thị trường trong một ngành hoặc phân khúc thị trường.
Việc này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về ngành và cung cấp thông tin chi tiết để giúp doanh nghiệp định hình chiến lược của mình cho bối cảnh cạnh tranh trong ngành của bạn.
3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM
Mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh CPM giúp doanh nghiệp so sánh điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ qua các trọng số.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix, viết tắt là CPM) là một mô hình xác định các đối thủ cạnh tranh chính của công ty và các điểm mạnh và điểm yếu của chính công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh tranh
Các thành phần chính trong mô hình:
- Các yếu tố phân tích: Là những yếu tố chủ chốt trong ngành mà mỗi doanh nghiệp tham gia ngành cần phải làm tốt nếu muốn thành công.
- Trọng số của các yếu tố: Mỗi yếu tố cần có thang trọng số từ ít quan trọng (0.0) đến rất quan trọng (1.0). Trọng số thể hiện mức độ quan trọng của mỗi yếu tố tới sự thành công của đối thủ trong ngành.
- Xếp hạng của đối thủ trong yếu tố đó: Xếp hạng trong CPM đề cập đến mức độ hoạt động của đối thủ trong từng lĩnh vực. Xếp hạng nằm trong khoảng từ 4 đến 1, trong đó 4 có nghĩa là điểm mạnh chính, 3 - điểm mạnh phụ, 2 - điểm yếu nhỏ và 1 - điểm yếu chính.
- Điểm và tổng điểm: Điểm số là kết quả của trọng số nhân với xếp hạng. Mỗi công ty nhận được một số điểm trên mỗi yếu tố. Tổng điểm chỉ đơn giản là tổng của tất cả các điểm cá nhân cho công ty. Công ty nhận được tổng điểm cao nhất tương đối mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh.
Mô hình CPM giúp bạn so sánh các yếu tố của doanh nghiệp và đối thủ theo trọng số và tổng điểm
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định các yếu tố thành công quan trọng: Hãy liệt kê ra càng nhiều yếu tố càng tốt liên quan đến sự thành công trong ngành.
- Bước 2: Ấn định trọng số và xếp hạng: Cách tốt nhất để xác định trọng số nào nên được chỉ định cho từng yếu tố là so sánh các công ty hoạt động tốt nhất và kém nhất trong ngành. Các công ty hoạt động tốt thường sẽ thực hiện các hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công trong ngành. Xếp hạng nên được chỉ định bằng cách sử dụng điểm chuẩn hoặc trong các cuộc thảo luận nhóm.
- Bước 3: So sánh điểm số và hành động: Bạn nên so sánh điểm trên từng yếu tố để xác định đâu là điểm mạnh và điểm yếu tương đối của công ty đối thủ.
Sử dụng mô hình này giúp bạn so sánh giữa doanh nghiệp và các đối thủ. CPM giúp bạn hiểu rõ hơn về môi trường bên ngoài và sự cạnh tranh trong một ngành cụ thể, cho thấy điểm mạnh và điểm yếu tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định các lĩnh vực cần cải thiện và các lĩnh vực cần bảo vệ của mình
Thực hiện tuần tự các bước để có được một ma trận hình ảnh cạnh tranh cụ thể, rõ ràng
4. Mô hình đa giác cạnh tranh
Mô hình đa giác cạnh tranh. Đây là mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ hoặc tập hợp đối thủ.
Các yếu tố xem xét:
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Đây là yếu tố quan trọng nhất, cần đánh giá một cách khách quan trên cả thị trường trong nước và nước ngoài.
- Giá cả: Trong cùng một điều kiện, giá cả thấp hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn.
- Bán hàng: Cách thức bán hàng của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của đối thủ.
- Ngoại giao: Đây là khả năng điều hành theo hướng tích cực những yếu tố ở bên ngoài. Điều này tạo tiền đề cho doanh nghiệp đối thủ nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.
- Khả năng dự báo nhu cầu: Gắn liền với khả năng kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc tăng doanh số và mở rộng thị trường.
- Tài chính: Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường đều dựa trên khả năng tài chính và huy động vốn của doanh nghiệp.
Mô hình đa giác cạnh tranh giúp nhận biết khả năng cạnh tranh của đối thủ
Mô hình này giúp doanh nghiệp có thể phân tích và so sánh khả năng cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường, từ đó xác định chiến lược phù hợp với từng đối thủ.
5. Phân tích nhóm chiến lược
Bên cạnh các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh nên trên, phân tích nhóm chiến lược cũng là một trong những mô hình phân tích được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến.
Phân tích nhóm chiến lược là một khung phân tích cạnh tranh cho phép bạn phân tích các doanh nghiệp đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng của chiến lược.
Về các yếu tố cơ bản trong nhóm chiến lược, các yếu tố này có thể luôn thay đổi, dẫn đến nhóm chiến lược cũng không cố định trong dài hạn.
Mô hình nhóm chiến lược được xác định hoàn toàn dựa trên cơ sở đánh giá chủ quan của các nhà quản lý về các yếu tố thành công cũng như vị trí tương đối của các đối thủ trên thị trường.
Việc phân tích nhóm chiến lược cho các chiến lược và nhóm đối thủ cạnh tranh khác nhau giúp bạn hiểu được chiến lược nào hiệu quả và định vị thương hiệu của bạn giữa các đối thủ cạnh tranh.
Phân tích nhóm chiến lược giúp bạn đánh giá hiệu quả chiến lược của đối thủ
Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về 5 mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả. Tuy nhiên để áp dụng được những mô hình này, bạn cần thu thập được thông tin chính xác về đối thủ - một điều khá khó khăn do tính bảo mật của doanh nghiệp.
Hiểu được nhu cầu này, CRIF D&B Việt Nam cung cấp 2 giải pháp thông minh:
- D&B Hoovers: Danh bạ doanh nghiệp toàn cầu, gồm 120 triệu hồ sơ doanh nghiệp trên khắp thế giới, cung cấp các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp trong những lĩnh vực nhất định cả trong và ngoài nước.
- Báo cáo BIR: Báo cáo thông tin doanh nghiệp cung cấp các thông tin về doanh nghiệp như tình hình tài chính, quy mô, lịch sử hình thành…, giúp doanh nghiệp bạn có thông tin chính xác để phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh.
Nhờ 2 dịch vụ này, bạn có thể dễ dàng phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh, từ đó hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp mình. Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ;
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com