5 PHƯƠNG PHÁP đánh giá nhà cung cấp TIỀM NĂNG cho doanh nghiệp

Có mấy loại phương pháp đánh giá nhà cung cấp? Cụ thể những phương pháp đó là gì?

Mỗi một doanh nghiệp đặc thù cần những phương pháp chọn lọc để đánh giá nhà cung cấp tiềm năng. Vậy những phương pháp nào thường được sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn 5 phương pháp đánh giá nhà cung cấp hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp tìm được nhà cung cấp phù hợp.

Tìm được phương pháp phù hợp mới cho kết quả đánh giá nhà cung cấp chính xác

Tìm được phương pháp phù hợp mới cho kết quả đánh giá nhà cung cấp chính xác

1. Mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp tiềm năng

Có nhiều phương pháp đánh giá nhà cung cấp khác nhau. Ứng với từng ngành nghề, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp đánh giá sao cho phù hợp. 

Việc đánh giá và chọn lựa các nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan, đúng đắn nhất khi lựa chọn nguồn cung ứng cho doanh nghiệp mình.

Nhà cung cấp tiềm năng là những đối tác có khả năng trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Từ danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, doanh nghiệp tiến hành đánh giá và lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp nhất, đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. 

Khi đã có các tiêu chí đánh giá, doanh nghiệp cần các phương pháp hiệu quả để có phương thức tiêu chuẩn và phù hợp để lựa chọn trên từng tiêu chí. Từ đó có thể tối ưu hóa việc chọn lựa nhà cung cấp cho doanh nghiệp. 

Lựa chọn nhà cung cấp từ danh sách nhà cung cấp tiềm năng

Lựa chọn nhà cung cấp từ danh sách nhà cung cấp tiềm năng

2. 5 phương pháp đánh giá nhà cung cấp tiềm năng

Có 5 phương pháp đánh giá nhà cung cấp hiên nay, bao gồm:

  • Phương pháp phân loại
  • Phương pháp trọng số
  • Phương pháp tỷ lệ chi phí
  • Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
  • Phương pháp phân tích mạng lưới (ANP)

2.1. Phương pháp phân loại

Phương pháp đánh giá nhà cung cấp đầu tiên là phương pháp phân loại.

Định nghĩa:

Phương pháp phân loại là việc xác định danh sách các biến hoặc yếu tố hiệu suất có liên quan. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong 5 phương pháp. 

Cách thực hiện: 

Người mua sẽ chỉ định xếp hạng hiệu suất của từng tiêu chí đánh giá đã được phân loại, ví dụ: "Tốt", "trung lập" và "kém".

Việc xếp hạng được đánh giá theo thỏa thuận giữa các đại diện thuộc các phòng ban khác nhau trong công ty như phòng mua hàng, logistic và sản xuất. Nhà cung cấp nào đạt được điểm cao nhất sẽ là người thực hiện tốt nhất.

Đánh giá nhà cung cấp theo phương pháp phân loại dễ thực hiện nhưng lại thiếu tính xác thực

Đánh giá nhà cung cấp theo phương pháp phân loại dễ thực hiện nhưng lại thiếu tính xác thực

Ưu điểm: Phương pháp đánh giá nhà cung cấp phân loại dễ thực hiện, không tốn kém chi phí.

Nhược điểm: Chỉ dựa trên cảm nhận của người đánh giá, thiếu tính xác thực.

2.2. Phương pháp trọng số

Định nghĩa:

Phương pháp trọng số là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong quá trình đánh giá. Với phương pháp trọng số, các tiêu chí được lượng hóa để tính trọng số theo mức độ quan trọng của chúng đối với khách hàng. 

Cách thực hiện:

Người đánh giá ấn định điểm cho từng hoạt động của nhà cung cấp trong mỗi tiêu chí và sau đó điểm sẽ được nhân với trọng số được chỉ định của mỗi yếu tố. 

Cuối cùng, điểm số có trọng số sẽ được tính tổng để tìm ra xếp hạng hoạt động cuối cùng của từng nhà cung cấp. Nhà cung cấp nào đạt được điểm cao nhất sẽ là người thực hiện tốt nhất.

Với phương pháp trọng số doanh nghiệp dùng thang điểm để đánh giá nhà cung cấp

Với phương pháp trọng số doanh nghiệp dùng thang điểm để đánh giá nhà cung cấp

Ưu điểm: Phương pháp đánh giá nhà cung cấp trọng số có ưu điểm:

  • Dễ thực hiện, phổ biến.
  • Độ chính xác khá cao.

Nhược điểm: Đòi hỏi quá trình lâu dài để hình thành các trọng số và thang điểm đánh giá chuẩn.

2.3. Phương pháp tỷ lệ chi phí

Định nghĩa:

Phương pháp tỷ lệ chi phí là phương pháp xác định tỷ lệ nhân tố cấu thành tổng chi phí mua của doanh nghiệp. 

Mỗi lần mua bao gồm giá bán và chi phí hoạt động nội bộ của người mua, liên quan mật thiết với chất lượng, giao hàng và dịch vụ của giao dịch mua với nhà cung cấp, được tính bằng tổng giá mua của công ty. 

Cách thực hiện: Phương pháp tỷ lệ chi phí có cách thực hiện như sau:

Mỗi chi phí hoạt động nội bộ sẽ được chuyển đổi thành một tỷ lệ chi phí thể hiện tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị mua hàng. 

Cuối cùng, tỷ lệ chi phí tổng thể được áp dụng cho đơn giá niêm yết của nhà cung cấp để tính giá net của sản phẩm. Nhà cung cấp có giá net thấp nhất sẽ là nhà cung cấp ưu tiên tốt nhất.

Ưu điểm: Giúp đảm bảo tốt nhất cho chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.

Nhược điểm: Chỉ tính đến chi phí mà bỏ qua các tiêu chí khác.

2.4. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)

Định nghĩa:

  • Phương pháp phân tích thứ bậc (The Analytical Hierarchy Process) là phương pháp ra quyết định để ưu tiên các lựa chọn thay thế khi phải sử dụng nhiều tiêu chí và tiêu chí phụ. 
  • Phương pháp cho phép người ra quyết định cấu trúc các vấn đề phức tạp dưới dạng một hệ thống phân cấp hoặc một tập hợp các mức độ tích hợp. Phương pháp này giúp doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp dựa trên đánh giá tổng thể tốt nhất. 
  • Hệ thống phân cấp có ít nhất ba cấp độ: mục tiêu, tiêu chí (định lượng cũng như định tính và cho phép chúng tích hợp vào một điểm tổng thể duy nhất) và các lựa chọn thay thế (các đề xuất khác nhau được cung cấp bởi các nhà cung cấp).

Phương pháp đánh giá nhà cung cấp AHP

Phương pháp phân cấp thứ bậc AHP

Cách thực hiện: 

Có thể đánh giá theo phương pháp AHP theo 3 bước sau: 

  • Xác định tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí trong việc thực hiện mục tiêu đề ra. 
  • Đo lường mức độ đạt được của các lựa chọn thay thế theo từng tiêu chí. 
  • Tổng hợp kết quả của hai phân tích trên để tính toán tầm quan trọng tương đối của các lựa chọn thay thế. 

Thang điểm đánh giá nhà cung cấp theo AHP: 

Có thể sánh từng cặp yếu tố theo các mức độ: 

Quan trọng như nhau, quan trọng hơn một ít, quan trọng hơn, rất quan trọng hơn, tuyệt đối quan trọng hơn và lượng hóa bằng các con số: 1,3,5,7,9. Và có thể cho điểm 2,4,6,8 để đánh giá ở mức giữa. 

Bạn có thể tham khảo bảng thang điểm tiêu chuẩn AHP dưới đây:
 

Mức độ quan trọng

Định nghĩa

Giải thích

9

Tuyệt đối quan trọng hơn

Ủng hộ một hoạt động hơn tuyệt đối so với hoạt động còn lại.

7

Rất quan trọng hơn

Ủng hộ một hoạt động hơn hẳn hoạt động còn lại

5

Quan trọng hơn

Dựa vào kinh nghiệm và phán đoán mà thích một hoạt động hơn hoạt động còn lại

3

Quan trọng hơn một ít

Dựa vào kinh nghiệm và phán đoán mà hơi thích một hoạt động hơn hoạt động còn lại

1

Quan trọng như nhau

Hai hoạt động đóng góp như nhau cho mục tiêu

2,4,6,8

Giá trị trung gian giữa giá trị tỷ lệ liền kề

Khi cần thỏa hiệp

Bảng thang điểm đánh giá nhà cung cấp tiêu chuẩn theo AHP

Ưu điểm: Phương pháp đánh giá nhà cung cấp phân tích thứ bậc AHP có nhiều ưu điểm. Cụ thể:

  • Có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp như xếp hạng nhà cung cấp, mà thường không thể được xử lý bằng các mô hình toán học chính xác.
  • Đơn giản, dễ sử dụng, linh hoạt và hấp dẫn trực quan.
  • Kết hợp định tính và định lượng các tiêu chí trong cùng một khung quyết định.
  • Cơ chế có khả năng kiểm tra tính nhất quán của các biện pháp đánh giá và các lựa chọn thay thế. 

Nhược điểm: 

  • Mất nhiều thời gian do cần phải so sánh từng cặp;  khi một tiêu chí mới được thêm vào, toàn bộ quá trình phải lặp đi lặp lại. 
  • Khó sử dụng thang đo sử dụng để đánh giá các tiêu chí và các lựa chọn thay thế. Đôi khi, người ra quyết định có thể khó phân biệt các mức độ quan trọng khác nhau giữa các tiêu chí. 

2.5. Phương pháp phân tích mạng lưới (ANP)

Định nghĩa:

Phương pháp phân tích mạng lưới (The Analytic Network Process) là tổng quát của AHP và có thể được sử dụng để xử lý vấn đề quyết định phức tạp hơn AHP. 

ANP khắc phục điểm yếu của AHP bởi nhiều vấn đề quyết định không thể được xây dựng theo thứ bậc do chúng liên quan đến sự tương tác và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

ANP cung cấp một khuôn khổ chung để giải quyết các quyết định mà không cần xác định các cấp như trong hệ thống phân cấp.

Vậy sự khác biệt giữa phương pháp đánh giá nhà cung cấp AHP và ANP là gì?

  • AHP: Hệ thống phân cấp bao gồm mục tiêu, các cấp độ của tiêu chí, kết nối giữa các tiêu chí và các lựa chọn thay thế. Những kết nối chỉ hướng đến các phần tử ở cấp thấp hơn.
  • ANP: Một mạng được cấu trúc bởi cụm, phần tử và liên kết. 
    • Cụm là tập hợp các phần tử có liên quan trong một mạng hoặc mạng con. Các cụm của hệ thống với các phần tử của chúng được xác định cho mỗi tiêu chí kiểm soát.  
    • Các phần tử của một cụm được kết nối với các phần tử trong nhóm khác (phụ thuộc bên ngoài) hoặc trong cùng một nhóm (phụ thuộc bên trong).  Sự phụ thuộc nội bộ lẫn nhau có nghĩa là các yếu tố trong cụm này sẽ ảnh hưởng lẫn nhau và tác động của các yếu tố này với nhau cần được xem xét trong quá trình đánh giá. Ví dụ, chi phí có thể bị ảnh hưởng bởi các tiêu chí khác như chất lượng và thời gian.

Hệ thống phân cấp là một trường hợp đặc biệt của mạng nhưng chỉ có các kết nối theo một hướng. 

Cách thực hiện:

  • Chọn các yếu tố liên quan đến những nhà cung cấp đang đánh giá và nhóm lại thành từng cụm để có thể tiến hành đánh giá. 
  • Các cụm đã chọn sẽ có sự tác động qua lại lẫn nhau và các phần tử trong cụm cũng sẽ có phụ thuộc nội bộ lẫn nhau.
  • Lập mô hình mạng lưới ANP dựa trên những phân tích trên và tiến hành đánh giá. 

Ví dụ, doanh nghiệp bạn có ba nhà cung cấp và bạn chọn các thuộc tính quyết định để đánh giá các lựa chọn thay thế. Các các yếu tố liên quan là các cụm năng lực của nhà cung cấp và cụm hiệu suất của nhà cung cấp.

Sau đó, ba nhà cung cấp được nhóm thành cụm lựa chọn thay thế. Do đó, ba cụm trong mô hình là hiệu suất của nhà cung cấp, khả năng của nhà cung cấp và các lựa chọn thay thế. Đây là một đơn giản mô hình mạng và nó được thể hiện trong hình vẽ dưới đây: 

Mô hình mạng lưới ANP đơn giản

Mô hình mạng lưới ANP đơn giản

 

Ưu điểm: 

  • Phương pháp đánh giá nhà cung cấp ANP cụ thể, chi tiết và chính xác hơn AHP và các phương pháp truyền thống khác.
  • Có khả năng xử lý cả tiêu chí định lượng và định tính. 

Nhược điểm: 

  • Cần nhiều công sức, thời gian do mô hình này đòi hỏi nhiều so sánh hơn AHP.
  • Khá khắt khe về việc phải tạo ra một số lượng so sánh theo cặp nhất định để có thể đáp ứng số chọn lựa thay thế trong mô hình. 

3. Giải pháp quản lý nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam

Ngoài các phương pháp đánh giá nhà cung cấp tiềm năng dựa trên nghiên cứu khoa học, đòi hỏi doanh nghiệp cần có một đội ngũ đánh giá có chuyên môn cao thì còn có thể sử dụng các giải pháp đánh giá, quản lý nhà cung cấp từ đơn vị chuyên nghiệp. Phương án này vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thuê chuyên viên nghiên cứu, vừa giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội hợp tác kinh doanh với rủi ro tối thiểu. 

CRIF D&B Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp thông tin kinh tế, chấm điểm tín dụng và giải pháp quyết định kinh doanh, thuộc Dun & Bradstreet (D&B), tập đoàn cung cấp dữ liệu thương mại, phân tích quyết định kinh doanh hàng đầu thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ với lịch sử gần 180 năm. 

CRIF D&B Việt Nam cung cấp giải pháp quản lý nhà cung cấp chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế. Giải pháp của CRIF D&B giúp chứng nhận, giám sát, phân tích và giảm thiểu rủi ro gián đoạn nhà cung cấp trong suốt vòng đời của các nhà cung cấp.  Giải pháp vừa có thể đánh giá nhà cung cấp tiềm năng để chọn lựa nhà cung cấp phù hợp vừa có chương trình quản lý, đánh giá các nhà cung cấp hiện tại để sớm phát hiện các rủi ro và đưa ra phương án xử lý phù hợp. 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Cách đánh giá nhà cung cấp với giải pháp của CRIF D&B Việt Nam để tìm hiểu về giải pháp thông minh này. 

Giải pháp quản lý nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam

Giải pháp quản lý nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp 5 phương pháp đánh giá nhà cung cấp hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ quản lý nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp trong thời gian ngắn nhất. Để nhận được tư vấn về giải pháp thông minh này, hãy liên hệ: 

Đang gửi....
0 Bình luận

Bài viết liên quan

Tin tức & sự kiện

Copyright © 2019 CRIF D&B VIETNAM LLC - All Rights Reserved.